Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Hà Nam
  • Chùa Bà Đanh- núi Ngọc, điểm tham quan đặc sắc của Hà Nam

  • Chùa Cây Thị tịnh viện an nhiên xóa nhòa bụi trần

  • Trải nghiệm không gian thanh tịnh, trang nghiêm nơi cửa Phật tại chùa Ninh Tảo

  • Chùa Phật Quang - Điểm tâm linh mang đến bình yên cho tâm hồn

    Chùa Phật Quang tọa lạc tại thôn Dư Nhân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 70km. Đây là đạo tràng Phật tử tu tập lớn tại Hà Nam, được Đại đức Thích Thiên Ân dày công chăm sóc và kiến tạo từ kiến trúc cổ, diện tích toàn cảnh lên đến 13ha.

  • Đền Trúc – Ngũ Động Sơn

    Điểm du lịch Đền thuộc địa phận xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng cách thành phố Phủ Lý 8km về phía Tây nằm trên tuyến quốc lộ 21A, khu du lịch Đền Trúc -Ngũ động Thi nơi thu hút đông đảo khách du lịch

  • Danh thắng Núi Đọi – Sông Châu

    Cách Hà Nội khoảng 50km về phía Nam thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên trên cánh đồng trải rộng tít tận chân trời, xen kẽ những xóm làng mái ngói nhấp nhô, khói toả lam chiều trong cảnh sắc yên bình bên dòng sông Châu hiền hoà, uốn lượn, có một ngọn núi mọc lên.  Đó là Núi Đọi. Núi Đọi cao 72m, trên có ngôi chùa cổ Long Đọi Sơn, bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh được xây dựng từ thời Lý với ý nghĩa cầu thiện

  • Khu du lịch quốc gia Tam Chúc

    Khu du lịch Tam Chúc nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 70 km, cách trung tâm thành phố Phủ Lý 15km đường bộ, có khả năng kết nối các khu, điểm du lịch nổi tiếng Chùa Hương (Hà Nội), Tam Cốc Bích Động, Tràng An, Bái Đính, Cúc Phương (Ninh Bình), khu du lịch Chùa Tiên (Hòa Bình)

  • Thành phố Phủ Lý

    Thành phố Phủ Lý là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh - nơi hội tụ của 3 con sông: Sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ, có tuyến đường bộ, đường sắt Bắc Nam chạy qua. Phủ Lý là trung tâm của các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí và lưu trú,

  • Địa Tạng Phi Lai tự

    Địa Tạng là tên một vị Bồ tát được thờ phụng tại chùa, còn ý nghĩa của chữ Phi Lai? Theo các cụ cao niên trong thôn, chùa Địa Tạng được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XI và theo tương truyền, ngôi chùa đã có thời gian được vua Trần Nghệ Tông chọn làm nơi ở ẩn và là nơi vua Tự Đức đến cầu tự. Chữ Phi Lai ở đây được tạm hiểu là nơi này các vị minh quân trên có thể hoặc không quay trở lại. Và từ này được chính vua Tự Đức đặt cho chùa.

  • Hang Luồn - Ao Dong

    Hang Luồn Ao Dong là địa danh nổi tiếng thuộc thôn Bút Phong, xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Từ thành phố Phủ Lý, đi qua cầu Hồng Phú theo quốc lộ 21A đến cây số 11, rẽ trái 500 m là tới Hang Luồn - Ao Dong

  • Hội nghị tổng kết công tác kiểm kê di tích giai đoạn 2019 - 2022

  • Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia căn cứ địa Lạt Sơn

  • 4 di tích của Hà Nam được Bộ VH,TT&DL chính thức công nhận là di tích quốc gia

  • Thăm nhà cụ Tam Nguyên Yên Đổ, chiêm ngưỡng “ngõ trúc”, “ao thu” trong bài thơ Thu Điếu

  • Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Lảnh Giang

  • Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Quốc gia đền Lảnh Giang trong Kỷ nguyên số

    Với chủ đề: “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Quốc gia đền Lảnh Giang trong Kỷ nguyên số”, Hội thảo đã tập hợp được 35 bản tham luận của các nhà nghiên cứu về những giá trị cả văn hóa hữu thể và văn hóa phi vật thể của di tích đền Lảnh Giang.

  • Đền Lảnh Giang - Điểm đến du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của Hà Nam

    Với mục tiêu Xây dựng Hà Nam trở thành trung tâm du lịch trọng điểm về văn hóa tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần quan trọng trong vùng Đồng bằng Bắc bộ và cả nước, tỉnh Hà Nam đã tập trung đầu tư, xây dựng các dự án lớn về du lịch văn hóa, tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đền Lảnh Giang linh thiêng từ lâu đã trở thành điểm đến văn hoá tâm linh nổi tiếng của Hà Nam với giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật độc đáo cùng lễ hội truyền thống đặc sắc.

  • Đình An Hòa: Lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật

    Đình An Hòa (thôn An Hòa, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm), một trong những ngôi đình đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia, nổi trội với những giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật. Đây là địa chỉ đã và đang thu hút du khách xa gần tới tham quan, chiêm bái.

  • Phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể đền Trần Thương

    Đền Trần Thương (Xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân) là một trong 3 di tích tiêu biểu trong cả nước thờ Đức Thánh Trần và là một trong những di tích mang cả hai giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của Hà Nam. Năm 2015, đền được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và năm 2016, Lễ hội đền Trần Thương được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

  • Quan tâm đầu tư tôn tạo đình Triều Hội - Di tích lịch sử cấp quốc gia

    Đình Triều Hội thuộc thôn Triều Hội (nay là thôn 2) xã Bồ Đề, huyện Bình Lục thờ Cao Mang tôn thần và Tiến sĩ Trần Xuân Vinh.

  • Di tích kiến trúc nghệ thuật và lịch sử đình Cống

  • Độc đáo tiểu vùng văn hóa Đọi Sơn

    Văn hóa Hà Nam do nhiều tiểu vùng văn hóa tạo thành, trong đó nổi bật nhất là tiểu vùng văn hóa Đọi Sơn.

  • Tín ngưỡng thờ Tứ pháp trên đất Hà Nam

    Tín ngưỡng Tứ pháp là tín ngưỡng thờ 4 vị thần tự nhiên được tôn phong là Phật, gồm: thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện). Đây là 4 vị thần có ảnh hưởng quyết định đến nền sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên của người Việt xưa. Tín ngưỡng này xuất hiện từ những năm đầu Công nguyên, đầu tiên là ở vùng Luy Lâu – thủ phủ đất Giao Châu xưa (nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh) rồi lan tỏa đi nhiều địa phương khác ở Bắc Bộ, trong đó có Hà Nam.

  • Ngôi cổ tự trên núi Bồ Đà

    Xã Thanh Hải (Thanh Liêm) từ lâu đã được biết đến với danh thắng Kẽm Trống nhưng cũng ít ai biết nơi đây còn có ngôi cổ tự gắn với một nàng công chúa nhà Trần. Ngôi chùa nằm lưng chừng núi đá, ẩn mình trong cây rừng rậm rạp. Đó là chùa Trinh Tiết nằm trên núi Bồ Đà thuộc dãy Cẩm Long, thôn Động Xuyên, xã Thanh Hải.

  • Đền thờ Nữ tướng Lê Chân

    Theo sử sách ghi lại Nữ tướng Lê Chân sinh ngày mùng 8 tháng 2 năm 20 đầu Công nguyên. Bà sinh ở miền biển Quảng Ninh; lập trang ấp, rèn quân binh tại thành phố biển Hải Phòng nhưng lại tuẫn tiết ở miền núi vùng Lạt Sơn (nay là thôn Hồng Sơn, Kim Bảng, Hà Nam).

  • Đền Mẫu phường Quang Trung - Di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu

    Lạc Tràng (phường Quang Trung, TP.Phủ Lý) là vùng đất cổ, nơi có đường thiên lý Bắc Nam đi qua, là đất khoa bảng với nhiều dòng họ nổi tiếng như họ Bạch, họ Vũ. Cũng như nhiều thôn làng khác, Lạc Tràng xưa cũng có những nơi tôn nghiêm để người dân tu tâm dưỡng tính, lánh giữ tu hiền. Đó là 3 ngôi đình của 3 giáp Bắc, Đông, Ngô; chùa Lạc Tràng và đền Mẫu Đình Trường. Trải qua thời gian và bom đạn chiến tranh chỉ còn đền Mẫu Đình Trường còn nguyên vẹn, được UBND tỉnh xếp hạng là Di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật năm 2006.

  • Đình Bông - Di tích mang đậm dấu ấn lịch sử

    Trong những ngày tháng ba này, đông đảo cán bộ, chiến sĩ các đơn vị LLVT trong tỉnh lại có dịp tìm đến tham quan khu di tích lịch sử cách mạng đình Bông (nằm ven trục quốc lộ 38, thuộc địa phận thôn Phù Đê, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng) để thêm một lần cảm nhận sâu sắc hơn về địa danh lịch sử đã ghi dấu sự kiện lịch sử trọng đại của LLVT Hà Nam.

  • Di tích lịch sử - văn hóa đền Lăng

    Theo những tư liệu được sưu tầm, lưu giữ: Thời cổ xưa, trên đỉnh núi Lăng có đền Thượng là sinh từ của vua Đinh thiết lập năm 972, là nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Giữa thân núi là sinh từ, thời Lê Hoàn làm Thập đạo Tướng quân, vinh quy bái tổ về đây xây dựng năm 971, sau trở thành từ đường nhà Tiền Lê, nhân dân địa phương gọi là đền Trung.

  • Đền thờ Nữ tướng Lê Chân

    Nói về lịch sử đền thờ Nữ tướng Lê Chân, ông Dương Hồng Ngàn, Trưởng Ban quản lý di tích đền thờ Nữ tướng Lê Chân cho biết: Đền thờ Nữ tướng Lê Chân trước kia có tên là đền Lạt Sơn (gọi theo tên thôn cũ). Thời ấy, khi vào rừng lấy củi, làm nương rẫy người dân phải đi qua đền nên dân làng còn gọi là đền Cửa Rừng. Theo các cụ kể lại, vùng rừng núi Lạt Sơn xưa kia có rất nhiều hổ. Có hôm các cụ đang tế lễ ở trong đình, hổ vào đến tận sân để công thịt.

  • Khúc tráng ca lịch sử núi Chùa

    65 năm qua, địa danh núi Chùa (Thanh Tâm, Thanh Liêm) đã trở thành một địa danh lịch sử gắn liền với những năm tháng đấu tranh hào hùng, bi tráng của dân tộc và quê hương trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

  • Nét đẹp độc đáo của đình Thượng và hội làng Thanh Nộn

    Đình Thượng, Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia và hội làng Thanh Nộn, xã Thanh Sơn, Kim Bảng là biểu tượng thiêng ghi nhớ, tôn vinh, tri ân Tương Bình Đại Vương Nguyễn Công Khôi, người có công phò tá Lý Bôn (Lý Nam Đế) đánh đuổi giặc Lương thế kỷ VI.

  • Ngôi chùa lưu nhiều dấu ấn lịch sử

    Hà Nam là vùng đất bán sơn địa, một phần rộng lớn là đồng bằng và một dải hẹp là đất đồi rừng. Đặc trưng riêng của Hà Nam là giữa đồng bằng lại đột khởi lên những ngọn núi đất. Và hầu như trên đỉnh hoặc dưới chân những ngọn núi này đều có những ngôi chùa rất linh thiêng

  • Đình đá Tiên Phong và tục vồ cầu lấy may

    Theo lời kể của ông Trần Văn Lai, 85 tuổi, Trưởng ban Khánh tiết đình đá: Tương truyền, Nguyệt Nga công chúa là con gái ông Nguyễn Văn Bình, thôn An Mông và bà Mai Thị Sáng thôn Dưỡng Thọ (xã Tiên Phong). Lớn lên, nàng Nga nổi tiếng xinh đẹp, lại giỏi cả văn lẫn võ, vì vậy nàng Nga được người dân trong vùng yêu mến và quý trọng.

  • Đền Cửu Tỉnh và sự độc đáo trong văn hóa thờ Mẫu

    Đền Cửu Tỉnh hiện tọa lạc trên khuôn viên rộng hơn 2.500m2, kiến trúc đền có bố cục chặt chẽ, thiết kế hài hòa. Về kiến trúc tổng thể, ngoài điện thờ Mẫu gồm 13 gian chính, đền còn có hồ thủy đình vọng thiên, lầu Cô Chín và nhiều hạng mục công trình phụ trợ có ý nghĩa.

  • Khu lưu niệm Cát Tường – Nơi ghi dấu Bác Hồ về thăm Hà Nam

    Trong   2 cuộc kháng chiến cũng như trong thời kì đổi mới, Hà Nam luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ là một trong những tỉnh đi đầu một số phong trào thi đua như giáo dục, nông nghiệp và vinh dự được hai lần Bác Hồ về thăm. Khu lưu niệm Cát Tường chính là nơi ghi dấu Bác Hồ về thăm Hà Nam lần thứ hai năm 1958.

  • Đình Ngọc Lũ - Nét đẹp kiến trúc được bảo tồn và phát huy

    Với lối kiến trúc tinh xảo, đậm nét văn hóa Việt và với sự góp mặt của nhiều cổ vật văn hóa có giá trị, năm 2006, cùng với ngôi chùa trăm năm tuổi, đình Ngọc Lũ được công nhận Di tích cấp quốc gia.

  • Chùa Bầu - Trung tâm tín ngưỡng tâm linh giữa lòng thành phố

    Chùa Bầu là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cho các thế hệ người dân thành phố Phủ  Lý,  du khách thập phương và các tăng ni về học Phật các khóa tu, hạ.

  • Đền Lăng quê hương vua Lê Đại Hành

    Đền Lăng thờ vua Lê Đại Hành và hai con của ông là Lê Trung  Tông  và Lê Ngọa Triều. Ở khu vực này có nhiều dấu tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Đại Hành như khu Mả Dấu, khu Dàn Thề

  • Đình Vị Hạ - Di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu tỉnh Hà Nam

    Đình Vị Hạ nằm ở thôn Vị Hạ, xã Trung Lương huyện Bình Lục. Đình có nhiều mảng chạm khắc mang tính nghệ thuật cao biểu hiện ở sự phong phú, đa dạng thông qua nhiều đề tài cùng cách thể hiện độc đáo của nghệ nhân xưa.

  • Đền Bà Vũ - Di tích, lễ hội và mối quan hệ tín ngưỡng

    Chuyện “Người thiếu phụ Nam Xương” đoan chính, thủy chung trong “Vũ Thị liệt nữ thần lục” (in năm 1914 tại Viện Hán Nôm) qua hơn 6 thế kỷ đã được nhiều tao nhân mặc khách đề thơ, viết truyện, vịnh câu đối, hoành phi và đi vào thi ca, sử sách

  • Khai mạc trưng bày “Cổ vật tiêu biểu tỉnh Hà Nam” lần thứ nhất năm 2021

    Sáng  ngày 23/11/2021, tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc trưng bày “Cổ vật tiêu biểu tỉnh Hà Nam” lần thứ nhất năm 2021 và công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về xếp hạng đối với Bảo tàng Hà Nam.

  • Triển lãm chuyên đề ”Đại thắng mùa xuân năm 1975”

    Triển lãm giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, hiện vật khắc họa chặng đường đấu tranh gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

  • Bảo tồn văn hóa từ các câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

    Những năm qua, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ. Các câu lạc bộ (CLB), nhóm văn nghệ quần chúng được thành lập tại khắp các thôn, xóm, tổ phố không những làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian truyền thống.

  • Bảo tàng Hà Nam

    Bảo tàng Hà  Nam  tọa lạc tại Đường Lý Thái Tổ, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý. Đây là một công trình văn hóa tiêu biểu của tỉnh, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc dân tộc và kiến trúc hiện đại, với diện tích trưng bày 2800m 2 , bao gồm hàng nghìn hiện vật, tư liệu, hình ảnh trong đó có nhiều hiện vật gốc quý giá.